Không phải lửa nào cũng dùng bình chữa cháy CO2 để dạp tắt được cả. Đôi khi nếu dùng CO2 dập không đúng lửa sẽ khiến cho lửa càng bùng mạnh, gây phức tạp và việc dập tắt sẽ rất khó khăn. Bởi vậy, phải biết được Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào là hiệu quả nhất.
1. Cấu tạo bình chữa cháy CO2
Bình chữa cháy CO2 có thân hình tròn trụ, vỏ bình được làm bằng thép đúc, thông thường người ta hay sử dụng bình có màu sơn đỏ. Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (bình của Nga, Ba Lan…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách (bình của Trung Quốc, Nhật Bản…).
Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn Cacbonic lỏng ra ngoài. Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn. Loa phun hoặc vòi phun được làm bằng kim loại hay nhựa cứng, cao su và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.
2. Nguyên lý chữa cháy của bình CO2
Lúc chữa cháy mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, bóp cò thì khí CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới – 78,90C. Phun khí CO2 vào đám cháy có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy và dập tắt đám cháy.
Khí CO2 được nén chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt bóp cò là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy. Cơ chế chữa cháy (tác dụng) của CO2 là làm loãng nồng độ hơi chất cháy trong vùng cháy và bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm lạnh do CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt.
3. Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào?
Bình chữa cháy CO2 thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, không hiệu quả với đám cháy ngoài hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí.
Các đám cháy được quy định theo loại A,B,C,E thì Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa các đám cháy hiệu quả, Đó là:
- Đám cháy loại A: Các đám cháy từ các vật rắn dễ cháy như gỗ, giấy, vải, …
- Đám cháy loại B: Các đám cháy từ các chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, hóa chất, nhiên liệu khác…
- Đám cháy loại C: Các đám cháy từ các chất khí dễ cháy như metan, gas,…
- Đám cháy loại E: Các đám cháy từ các thiết bị điện.
Đặc biệt, bình chữa cháy CO2 là lý tưởng cho các đám cháy liên quan đến các thiết bị sử dụng điện vì nó không làm ảnh hưởng đến chúng khi chữa cháy và không phải vệ sinh như các bình chữa cháy dạng bột hay dạng bọt bởi CO2 sẽ tan trong không khí.
4. Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy CO2
Khi có đám cháy xảy ra, bạn nên bình tĩnh là điều số 1. Sau đó xảy xét phỏng đoán nhanh là đám cháy trên thuộc đám cháy loại nào rắn lỏng khí hay điện và tiến hành xử lý.
Nếu chữa cháy bằng bình CO2 thì xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là. 0,5m còn tay kia mở van bình hoặc bóp cò (Tùy theo từng loại bình). Khí CO2 ở nhiệt độ –79 độ C dưới dạng tuyết lạnh khi qua loa phun ra có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của đám cháy (Chữa cháy bằng phương. pháp làm lạnh ) sau đó khí CO2 bao phủ lên toàn bộ bề mặt của đám cháy làm giảm nồng độ của ôxy khuyếch tán vào vùng cháy, khi hàm lượng ôxy nhỏ. hơn 140/0 thì đám cháy sẽ tắt (Chữa cháy bằng phương pháp làm loãng nồng độ).
Khi chữa cháy bằng bình CO2 nên đứng đầu hướng gió với tư thế thẳng lưng. Phun vào đám cháy đến khi nào lửa dập tắt thì thôi. Khi cầm bình thì chú ý tay cầm phần nhựa, cap su. Tranh đề phòng bỏng lạnh do phun vào người.
Trung tâm thiết bị phòng cháy chữa cháy 4/10 thuộc Phòng Hậu cần – Công an TPHCM chuyên cung cấp phân phối mua bán bình chữa cháy, các thiết bị điện thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình chữa cháy CO2 uy tín, đảm bảo chất lượng.